Minh Đức Dental Clinic
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đập Chân Trong Bơi Sải – 2 Nhịp hay 4 Nhịp?

Go down

Đập Chân Trong Bơi Sải – 2 Nhịp hay 4 Nhịp? Empty Đập Chân Trong Bơi Sải – 2 Nhịp hay 4 Nhịp?

Bài gửi by Admin Wed Sep 13, 2023 2:37 pm

Trong bơi sải, chân làm hai nhiệm vụ chính: tạo lực đẩy và giữ cơ thể ở trạng thái tối ưu khi bơi (sẽ đề cập cụ thể phía dưới). Các kỹ thuật đập chân gồm có: 2 nhịp, 4 nhịp, 6 nhịp hoặc đập tít mù không kịp đếm cho một chu kỳ (một chu kỳ tính bằng hai quạt tay đơn).

Điểm xấu và tốt của việc đập chân nhiều hay ít vì thế cũng rất hiển nhiên:

Đập nhiều: lực tiến nhanh nhưng nhanh mệt
Đập ít: lực tiến chậm nhưng không mệt
Vì vậy ta cần xem cái được và mất của từng loại rồi quyết định xem mình nên chọn kiểu đập chân nào cho phù hợp với từng cuộc thi.

Ở đây tôi đang đề cập đến bơi đường dài (từ 1500m trở lên, so với sprint 50-100m) nên sẽ nói đến kiểu đập 2 nhịp và kiểu đập 4 nhịp vì kiểu đập 6 nhịp và cao hơn thường dành cho cự ly ngắn hoặc bứt phá tốc độ cao.

Tại sao nên đập 4 nhịp

Nếu bạn nói với tôi rằng bạn chỉ cần hoàn thành cự ly bơi xinh tươi khoẻ đẹp bất chấp thời gian thì vâng bạn cứ 2 nhịp mà đập nhưng lưu ý bạn phải đập 2 nhịp ấy vào đúng thời điểm nghĩa là tay phải vào nước thì chân trái đập xuống, tay trái vào nước thì chân phải đập xuống, nhịp nhàng và thật mượt. Lưu ý rằng chân đập phải rất mạnh và hiệu quả cao vì sau đó là một đoạn trườn để trôi khá dài. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cải thiện thành tích thì bạn nên nghĩ đến việc nâng cấp lên với kiểu đập chân 4 nhịp (thậm chí 6 nhịp).

Trong suốt những năm huấn luyện, tôi chưa gặp trường hợp vận động viên đập chân kém nào lại có thành tích bơi xuất sắc. Tất cả các buổi tập tôi đều thiết kế có đến 20%-30% khối lượng là các bài tập chân riêng lẻ. Sau đây là các lý do vì sao tôi khuyên nên đạp chân 4 nhịp, ngoài việc tăng lực tiến mà đối với tôi là rất quan trọng cho vận động viên bơi:

Tối ưu hoá tư thế thân người khi bơi: khi có 1 bộ chân hiệu quả, thân dưới sẽ được nâng đỡ và nổi cao đồng nghĩa với việc giảm lực cản (drag)
Chân mạnh sẽ giúp cộng thêm sức mạnh vào phần xoay hông, từ đấy giúp chuyển tay về trước nhanh và linh hoạt hơn.
Chân mạnh giúp kết nối động tác chân tay (phối hợp) vì nó đòi hỏi core (phần cơ bụng) phải được kích hoạt và sử dụng xuyên suốt do đó bạn sẽ có 1 tư thế bơi thẳng, chắc chắn và tối ưu.
Đập 4 nhịp như thế nào cho đúng

Trước hết tôi muốn nói là đập chân 4 nhịp không mệt như mọi người nghĩ, nếu biết đập đúng cách.

Vậy đúng cách là như thế nào?

Thứ nhất phải nói rằng đập chân 4 nhịp phù hợp cho kiểu thở một bên. Nhiều người trong giới phong trào, mới tập bơi hoặc không có căn bản từ nhỏ vẫn quen thở một bên nên kỹ thuật này cũng khá phù hợp
Đập 4 nhịp nhưng nhấn mạnh vào nhịp 1 và nhịp 4, cụ thể: Nhịp 1 – MẠNH, nhịp 2 – nhẹ, nhỏ, nhip 3 – nhẹ, nhỏ, nhịp 4 – MẠNH
Như vậy có thể đếm 4 nhịp như sau: “MỘT hai ba BỐN MỘT hai ba BỐN”. Nhịp viết hoa là nhịp chân đập mạnh khi tay đối diện tiếp nước
Để minh họa cho phương pháp trên, chúng ta hãy xem clip của Sun Yang, về nhất cự ly 1500m ở ASIAD tại Incheon (chú ý kỹ thuật đập chân trong 1 phút cuối)



Cá nhân tôi thì tôi chuộng kiểu bơi thở hai bên, 3 tay thở 1 lần khi bơi bài dài. Và khi thở hai bên tôi biến tấu động tác chân từ 4 nhịp thành 3 nhịp theo kiểu “MỘT hai ba MỘT hai ba”


Lời kết:

Cá nhân tôi cho rằng khi đập chân 2 nhịp, chưa hẳn bạn đã tiết kiệm được nhiều sức lực so với hiệu quả mà nó mang lại. Đập 2 nhịp mang lại cho bạn 1 lực tiến mạnh nhưng sau đó bạn lại trôi quá lâu và hầu như nằm yên cho hết đà mà bạn vừa gắng sức để tạo ra. Kỹ thuật đập 2 nhịp cũng rất khó mà nếu bạn thực hiện không đúng sẽ khiến động tác giật cục, không mượt mà và theo tôi là tốn sức. Việc bơi nhịp 2 so với nhip 4 hoặc 6 không khác gì việc chạy với cadence thấp so với cadence cao giữ cùng một tốc độ.

Sẽ có nhiều bạn hỏi là bơi dài thế mà bảo đập 4 hay 6 nhịp thì ai mà đập được hoặc VĐV ba môn phối hợp cần dưỡng chân cho 2 môn còn lại. Vâng, không sai nhưng khi bạn muốn lên một đẳng cấp khác muốn bơi nhanh hơn, thì bắt buộc phải nâng cấp bộ chân của bạn lên tầm cao mới, đập 4 hay 6 nhịp mà vẫn hồi phục kịp cho 2 môn sau. Nothing is impossible.

Thế thao nói chung và bơi lội nói riêng là một quá trình với nhiều chọn lựa và thay đổi, không có cái gì đúng nhất mà chỉ có cái phù hợp nhất dựa trên các nguyên lý khoa học. Chúc bạn tìm được phương pháp tối ưu với bạn nhất và thưởng thức sự thay đổi đó.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 680
Join date : 19/07/2022
Age : 36

https://minhducdental.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết