Minh Đức Dental Clinic
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hướng dẫn kỹ thuật bơi bướm

Go down

Hướng dẫn kỹ thuật bơi bướm Empty Hướng dẫn kỹ thuật bơi bướm

Bài gửi by Admin Tue Jul 26, 2022 9:48 am

Bơi bướm lần đầu xuất hiện vào năm 1993, kiểu bơi này là sự phát triển kỹ thuật của bơi ếch. Trong tất cả các cách bơi thì bơi bướm đòi hỏi kỹ thuật và thể lực cao nhất. Nó chỉ dành cho những người đã thành thạo những kiểu bơi cơ bản nư bơi sải bơi ếch,...

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BƠI BƯỚMbơi bướm
► Bơi bướm là gì?


Bơi bướm có tên tiếng Anh là Butterfly stroke (đôi khi người ta vẫn gọi là Fly stroke, Dolphin stroke). Đây là kiểu bơi nhanh, đòi hỏi kỹ thuật và thể lực cao hơn bơi sải, bơi ếch hay bơi ngửa vì nó phải kết hợp nhịp nhàng chuyển động của chân, tay và toàn thân.

Bơi bướm là kiểu bơi mới nhất được đưa vào thi đấu, nó xuất hiện lần đầu vào năm 1933, có nguồn gốc từ kiểu bơi ếch. Trong bơi bướm, động tác của tay đối xứng nhau, hai chân khép sát, uốn lượn đạp nước giống như đuôi cá heo, toàn thân kết hợp ngoi lên và lặn xuống tạo ra sự uốn nhịp nhàng theo hình sóng.

Hướng dẫn kỹ thuật bơi bướm Boi-buom-7_40ccb015311

Trong khi các kiểu bơi khác như bơi sải, bơi ếch và bơi ngửa có thể dễ dàng với người mới tập bơi thì bơi bướm lại là kiểu khó, đòi hỏi kỹ thuật cũng như thể lực thật tốt.

Bơi bướm có nhiều lợi ích với sức khỏe của bạn

- Cũng như các kiểu bơi khác, bơi bướm giúp rèn luyện cơ thể, nâng cao sức khỏe

- Tập bơi là cách được nhiều người chọn để giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi

Hướng dẫn kỹ thuật bơi bướm Boi-buom-8_35178015610

- Tham gia luyện tập bơi hàng ngày sẽ giúp hệ cơ phát triển tốt hơn. Đó chính là lý do các vận động viên bơi bướm chuyên nghiệp luôn sở hữu một cơ thể dẻo dai và một body lý tưởng.

- Bơi bướm đúng cách sẽ giúp bạn có một vòng 3 thon gọn và săn chắc. Nguyên nhân vì kiểu bơi này có các động tác uốn sóng toàn tân, các bó cơ bụng luôn hoạt động để đốt cháy lượng mỡ thừa

CÁC KỸ THUẬT BƠI BƯỚM - DẠY BƠI BƯỚM CHUẨN NHẤT

1. Tư thế cơ thể khi tập bơi bướm

Hướng dẫn kỹ thuật bơi bướm Boi-buom-1_472b6015745_d3f2d031018

Tư thế cơ thể khi tập bơi bướm

-  Đây là kiểu bơi khó và tư thế khi bơi đương nhiên cũng không hề dễ dàng. Tư thế cơ thể được thể hiện qua câu: “Vai xuống, hông nhô cao - Vai cao, hông hạ thấp”. Khi bơi bạn phải đảm bảo tư thế luôn đúng đồng thời phối hợp nhịp nhàng với các động tác tay và chân.

Một điều được quan tâm nữa là "uốn sóng" như thế nào cho đúng? Bạn cần nhớ cơ thể sẽ được uốn tới trước để di chuyển xuyên qua khối nước chứ không phải lặn tới trước (uốn quá sâu) và cũng không phải là di chuyển ở ngay mặt nước (uốn quá cạn hoặc cắt bớt sóng) để tiến về trước.

2. Động tác chân trong kỹ thuật bơi bướm

Hướng dẫn kỹ thuật bơi bướm Boi-buom-9_4b6e4020027

- Hai chân khép lại với nhau và hoạt động cùng lúc như một chân vịt bản lớn, động tác chân được phối hợp với động tác uốn sóng tự nhiên của cơ thể

- Bắt đầu động tác này từ hông, đập lên bằng mặt sau của đầu gối rồi đập xuống bằng mặt trước của đầu gối

- Động tác đập chân bướm càng càng mạnh và dứt khoát khi về sau, cả hai chân phải đập mạnh như nhau

- Kết thúc động tác khi chân đập xuống duỗi thẳng hoàn toàn

► Thời điểm thực hiện động tác chân

- Với chân thứ nhất: khi tay vào nước, hông ở vị trí cao hơn đầu và vai. Bạn cần nhớ là hông phải lướt trên mặt nước trong lần đập xuống đầu tiên.

- Với chân thứ 2: khi tay quạt lên, hông cao khi tay di chuyển trên không. Sự phối hợp của “hông cao” và “duỗi thẳng chân” sẽ giúp cơ thể “bay xa” trên bề mặt nước.

3. Các động tác tay trong kỹ thuật bơi bướm

Hướng dẫn kỹ thuật bơi bướm Boi-buom-2_7a533015842

Quạt tay theo hình chữ Y hoặc lỗ khóa. Cách thực hiện như sau:

- Vào nước: lòng bàn tay hướng ra ngoài, nếu bạn càng có sức mạnh thì càng vào nước gần trục giữa vai

- Tỳ nước (Quạt ra ngoài): duỗi dài để tay tách ra phía ngoài vai và hướng ngược trở lên mặt nước. Lưu ý tại vị trí tỳ nước, bạn phải giữ cùi chỏ giữ cao và không nhìn thấy được bàn tay (vì đầu nằm dưới cánh tay cản trở tầm nhìn).

- Quạt vào trong: sau khi động tác đập chân đã chuyển hướng mông đến bề mặt nước thì mới quạt tay vào trong

- Quạt lên: thực hiện liên túc, càng về sau càng nhanh

- Vung trên không: tay gần như thẳng đứng và cách khỏi mặt nước, cánh tay hơi gập khi vung qua đầu

4. Động tác phối hợp cơ thể trong cách bơi bướm
Để thực hiện chính xác động tác này, bạn chỉ cần nhớ câu “Hông nhô cao khi bàn tay vào nước”.

Bên cạnh đó khi vào nước cần cố gắng để đầu, thân và cánh tay như một khối thống nhất (nhớ là lưng thẳng từ đầu đến cuối cột sống nhé).

5. Tư thế của đầu khi bơi bướm

Hướng dẫn kỹ thuật bơi bướm Boi-buom-10_e1bb3020335

Đây chính là động tác có ý nghĩa “sống còn” trong khi bơi. Đầu luôn phải thẳng hàng với thân trong suốt quá trình bơi.

Nhờ sự phối hợp chính xác của đầu - tay - chân mà hông luôn luôn nhô cao trong nước. Bơi bướm mà “mất hông” thì rất khó đạt tốc độ cao.

Bạn cần lưu ý những điều sau:

- Mặt hướng xuống khi tay quạt ra ngoài

- Khi tay quạt vào trong thì cằm hơi nâng lên, mắt nhìn về phía trước

+ Khi tay quạt lên (về sau – ra ngoài) thì cằm nhô khỏi mặt nước

- Khi tay vung ngang vai để tay vào nước thì đầu cúi xuống, điều này giúp chuyển động sóng của cơ thể được tốt hơn

6. Cách thở khi tập bơi bướm

Hướng dẫn kỹ thuật bơi bướm Boi-buom-4_eb7ec020110

Thở chính là kỹ thuật quan trọng nhất giúp bạn thực hiện tốt mọi động tác, Thở phải kết hợp uyển chuyển, linh hoạt với chuyển động toàn thân.

Cách thở là: cứ hai chu kỳ tay thì thở một lần bằng cách đưa cằm về trước. Nhớ rằng nếu bạn nâng người quá cao khi thở sẽ làm mất tư thế của cơ thể.

Bạn có biết bơi bướm sẽ tiêu tốn năng lượng hơn bơi sải gấp 2 lần và nhanh đuối sức hơn bơi ếch gấp 4 lần. Chính vì thế nếu thở đúng cách bạn sẽ lâu bị đuối sức hơn.

NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHI TẬP BƠI BƯỚM

Vì kiểu bơi này khó và phức tạp nên bạn không tránh được việc sẽ phạm phải một số lỗi khiến bạn không bơi được hoặc bơi nhanh bị đuối sức.

Những lỗi đó là:

- Không tách tay rộng hơn vai trước khi kéo

- Không tăng tốc kéo tay ở đoạn cuối

- Chân không khép lại mà đập so le

- Chỉ đưa chân lên mà không đập vút xuống

- Gập đầu gối co chân lên mà không phải đập lên bằng mặt sau đầu gối

- Không tăng tốc đập chân ở giai đoạn cuối

- Vội vàng gập gối nên không có tư thế "bay" lên

- Phối hợp tay chân không đúng nên làm mất “nhịp sóng” hay làm cho sóng thân bị “giật cụt

- Để cơ thể quá cân bằng mà không có sự dao động lên xuống. Việc giữ cơ thể quá cân bằng khiến cho việc đạp chân yếu hoặc không đủ sâu

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC BƠI BƯỚM NHANH VÀ HIỆU QUẢ NHẤT

1. Chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho việc học bơi bướm

Hướng dẫn kỹ thuật bơi bướm Boi-buom-11_1d2d5033559

Chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho việc học bơi

Để việc học bơi đạt hiệu quả nhanh chóng thì việc chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần được quan tâm. Bạn nghĩ sao nếu đi tập bơi với một bộ đồ ở nhà, hay với một chiếc váy bó sát toàn thân?

Bạn cần chuẩn bị những đồ sau:

- Đồ bơi có chất liệu tốt và phù hợp với giới tính, độ tuổi

- Kính bơi

- Mũ chụp đầu

- Phao nổi dành cho người mới học bơi

- Dây bịt tai

2. "Mẹo" tự học bơi bướm nhanh nhất

"Những mẹo" giúp bạn tự học bơi bướm nhanh nhất

► Tập khởi động

Với bất kỳ kiểu bơi nào cũng vậy, việc khởi động cho nóng người trước khi xuống nước là hết sức cần thiết. Việc này sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro hay chấn thương khi xuống nước nhất là hiện tượng chuột rút.

Bạn nên lựa chọn các động tác khởi động nhẹ nhàng như xoay cổ tay, cổ chân hay co duỗi tay chân và tập hít vào thở ra nhẹ nhàng để đạt được hiệu quả học bơi tốt nhất.

► Tập thở

Để nhanh chóng biết bơi và bơi xa lâu bị đuối sức, bạn cần học và tập luyện thuần thục cách thở rồi mới học tiếp các kỹ thuật khác.

Về bản chất bơi bướm là sự phát triển của kiểu bơi ếch nên kỹ thuật tập thở của nó cũng tương tự như kỹ thuật tập thở của bơi ếch. Điểm khác duy nhất là trong bơi bướm thì 2 nhịp đạp chân và 1 nhịp quạt tay mới kết thúc nhịp thở vì thế khi ngoi đầu lên để lấy khí, bạn phải lấy khí bằng miệng để lượng khí hít được nhanh và nhiều hơn.

► Tập quạt tay

Luôn nhớ quạt cả hai tay theo hình chữ Y (khá tương tự như quạt tay trong kỹ thuật bơi sải).

Đưa hai tay về phía trước, lòng bàn tay hướng ra ngoài, phần đầu thấp hơn hai vai. Sau khi kết thúc hai nhịp quẫy chân thì đẩy người lên phía trước và quạt mạnh hai tay về phía sau để đẩy nước.

► Tập quẫy chân

- Với chân thứ nhất: khi tay vào nước, hông ở vị trí cao hơn đầu và vai. Bạn cần nhớ là hông phải lướt trên mặt nước trong lần đập xuống đầu tiên.

- Với chân thứ 2: khi tay quạt lên, hông cao khi tay di chuyển trên không. Sự phối hợp của “hông cao” và “duỗi thẳng chân” sẽ giúp cơ thể “bay xa” trên bề mặt nước.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 680
Join date : 19/07/2022
Age : 36

https://minhducdental.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết