Minh Đức Dental Clinic
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

PHÂN LOẠI KHỚP CẮN THEO ANGLE

Go down

PHÂN LOẠI KHỚP CẮN THEO ANGLE Empty PHÂN LOẠI KHỚP CẮN THEO ANGLE

Bài gửi by Admin Thu Sep 21, 2023 4:26 pm

PHÂN LOẠI KHỚP CẮN THEO ANGLE

Định nghĩa sai khớp cắn: Sai khớp cắn là sự lệch lạc của tương quan giữa các răng trên một cung hàm và / hoặc giữa 2 hàm gây những ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân và thường kết hợp với những sai hình răng khác.

PHÂN LOẠI KHỚP CẮN THEO ANGLE 4

Phân loại khớp cắn:
* Phân loại sai khớp cắn:
1.Theo bệnh căn ( Kingsley, 1980 do sự tăng trưởng, chấn thương, di truyền, và mắc phải)
2.Phân loại theo hình thái lệch lạc do Angle (1907)
* Mục đích của phân loại: Có 4 mục đích:
-Tưởng tượng ra được loại mất răng
-Biết được hàm giả sẽ được đỡ bằng cách nào
-Hướng dẫn cho thầy thuốc đưa ra thiết kế cho hàm nắn
-Được nhiều người công nhận
* Phân loại khớp cắn của Angle được công bố vào thập niên 1890 là một mốc quan trọng trong chỉnh hình răng mặt. Nó không chỉ phân loại sai khớp cắn quan trọng, mà còn định nghĩa đơn giản và rõ ràng về khớp cắn bình thường của hàm răng thật
* Cơ sở của phân loại khớp cắn theo Angle là dựa trên đánh giá quan hệ trước sau của răng cối lớn vĩnh viễn thứ I hàm trên và dưới, theo quan điểm vị trí của răng cối lớn vĩnh viễn thứ I hàmtrên là không đổi ( do răng này được mọc sớm nhất. Nó cũng là răng vĩnh viễn to nhất của cung hàm trên có vị trí tương đối cố định so với nền sọ, khi mọc không bị cản trở bởi chân răng sữa và còn được hướng dãn mọc đúng vị trí nhờ hệ răng sữa)
* Theo Angle khớp cắn bình thường là khớp cắn có múi ngoài gần răng cối lớn vĩnh viễn thứ I hàm trên khớp với rãnh ngoài gần răng của răng cối vĩnh viễn thứ 1 hàm dưới, các răng trên một cung hàm được sắp xếp theo 1 đường cắn khớp đều đặn ( line of occulution)

I.PHÂN LOẠI SAI KHỚP CẮN THEO ANGLE:
Angle căn cứ vào tương quan khớp cắn của răng cối lớn hàm vĩnh viễn hàm trên và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới ở tư thế cắn khớp để xếp ra thàng 3 hạng sai khớp cắn

PHÂN LOẠI KHỚP CẮN THEO ANGLE 3

1.Sai khớp cắn hạng I (Angle I ):
* Quan hệ trước - sau của răng hàm lớn thứ I vĩnh viễn trên và dưới trung tính. Núm gần ngoài răng hàm lớn I vĩnh viễn trên tương ứng với rãnh giữa ngoài của răng hàm lớn vĩnh viễn dưới .
* Những lệch lạc xảy ra ở phía trước các răng này.
* Gặp trong: khớp cắn bình thường hoặc vẩu cả 2 hàm, răng mọc sai chỗ , xoay trục.

PHÂN LOẠI KHỚP CẮN THEO ANGLE 5

2.Angle II :
* Quan hệ trước - sau của răng hàm lớn I vĩnh viễn trên và dưới lệch xa. Núm gần ngoài răng hàm lớn I vĩnh viễn trên ở trước rãnh giữa ngoài răng hàm lớn I vĩnh viễn dưới.

PHÂN LOẠI KHỚP CẮN THEO ANGLE 6

* Angle II có hai tiểu loại:
-Tiểu loại 1: Răng cửa trên nhô trước, độ cắn chìa tăng, môi dưới thừong chạm vào mặt trong của các răng cửa trên
-Tiểu loại 2: Răng cửa giữa trên ngả vào phía trong nhiều, trong khi các răng cửa bên hàm trên nghiêng ra phía ngoài khỏi răng cửa giữa
Trong cả 2 tiểu loại có thể lệch xa răng hàm một hoặc hai bên.

PHÂN LOẠI KHỚP CẮN THEO ANGLE 7

VD: Lùi sau thật hàm dưới
Angle II1: khớp cắn sâu mái hiên
Angle II2: khớp cắn sâu nắp hộp.

3.Angle III:
ØQuan hệ trước sau răng hàm i vĩnh viễn trên và dưới lệch gần. Núm gần ngoài răng hàm i vĩnh viễn trên ở phía sau rãnh giữa ngoài răng hàm i vĩnh viễn dưới.
ØGặp trong : Vẩu thật hàm dưới
-Vẩu trượt hàm dưới
-Vẩu giả hàm dưới

PHÂN LOẠI KHỚP CẮN THEO ANGLE 8

II.ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ BỔ SUNG PHÂN LOẠI ANGLE:

1.Ưu điểm: Đơn giản dễ đánh giá

PHÂN LOẠI KHỚP CẮN THEO ANGLE 9

2.Nhược điểm:
ØPhân loại theo Angle chỉ dựa trên một triệu chứng là đánh giá tương quan giữa hai răng hàm vĩnh viễn I trên và dưới
ØCách phân loại này không chính xác nếu:
oRăng 6 mọc lệch , di chuyển về phía gần do: mất nhóm răng hàm sữa quá sớm hay do sâu mặt bên nhóm răng hàm sữa . Đặc biệt răng 5 hàm sữa, do răng 5 hàm sữa có tác dụng:
oChân xa giữ cho răng 6 không xô về phía gần
oChân gần giữ cho các răng cửa răng nanh đủ chỗ để mọc
o Răng 6 mất sớm do: Là răng vĩnh viễn mọc sớm nhất lúc trẻ chưa có ý thức vệ sinh răng miệng, nằm sâu nên khó vệ sinh răng miệng nên dễ bị sâu dẫn tới biến chứng và phải nhổ sớm.

3.Bổ sung phân loại:
-Để khắc phục nhược điểm của phân loại Angle, người ta đánh giá thêm răng nanh vì răng nanh ít thay đổi hơnả 6.
-Cũng chia làm 3 loại như Angle, ngoài việc đánh giá tương quan R6, còn đánh giá quan hề trước – sau răng nanh trên và dưới.
2.1.Angle I: Khớp cắn trung tính
-Núm gần ngoài R6 trên trùng rãnh giữa ngoài R6 dưới
-Sườn gần R3 trên tiếp xúc sườn xa R3 dưới.
2.2.Angle II: Khớp cắn lùi xa
-Núm gần ngoài R6 trên ở trước rãnh giữa ngoài R6 dưới
-Sườn gần R3 trên ở trước sườn xa R3 dưới.
2.2.1.Tiểu loại 1: Răng cửa trên nhô ra trước.
2.2.2.Tiểu loại 2: Răng cửa trên ngã ra sau.
2.3.Angle III: Khớp cắn di gần
-Núm gần ngoài R6 trên ở phía sau rãnh giữa ngoài R6 dưới
-Sườn gần R3 trên ở phía sau sườn xa R3 dưới

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 680
Join date : 19/07/2022
Age : 36

https://minhducdental.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết