Mối liên hệ giữa chỉnh nha và bệnh lý khớp Thái Dương Hàm
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Mối liên hệ giữa chỉnh nha và bệnh lý khớp Thái Dương Hàm
Bệnh lý Thái Dương Hàm có thể biểu hiện ở những rối loạn tư thế, rối loạn chức năng và rối loạn cấu trúc với triệu chứng điển hình mà bệnh nhân dễ dàng ghi nhận được như đau quai hàm, há miệng có tiếng kêu, khó há, đau vùng mang tai đầu cổ…Trước đây khi chưa có những hiểu biết sâu rộng về bộ máy nhai và đau đầu mặt thì các nha sĩ cho rằng sự ăn khớp 2 hàm hay còn gọi là khớp cắn ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh lý Thái Dương Hàm. Mặt khác, quá trình điều trị chỉnh nha bản chất là di chuyển răng và tái tạo lại khớp cắn. Sự tái tạo lại khớp cắn cuối cùng là trạng thái khớp cắn mới ổn định, tuy nhiên để đi đến sự ổn định đó lại là quá trình kéo đẩy làm di chuyển răng liên tục, tức là trải qua giai đoạn không ổn định.
Vậy câu hỏi đặt ra là chỉnh nha có làm bệnh nhân bị khởi phát bệnh lý Thái Dương Hàm (gọi tắt là TMD) hay không, điều trị chỉnh nha có chữa được bệnh TMD không, nếu bệnh nhân mắc TDM thì có thể thực hiện chỉnh nha ngay hay không, quá trình điều trị xuất hiện triệu chứng bệnh lý thì phải giải quyết thế nào? Trong bài viết này chúng tôi sẽ cùng bạn đi trả lời những câu hỏi đó.
Mối liên quan giữa chỉnh nha và bệnh lý Thái Dương Hàm
Nguyên nhân gây ra bệnh lý khớp Thái Dương Hàm?
Trước đây, phần đa nha sĩ cho rằng bệnh lý Thái Dương Hàm nguyên nhân từ răng mà ra. Bác sĩ đầu tiên phát hiện ra bệnh là 1 bác sĩ Tai Mũi Họng, sau đó việc điều trị chuyển hẳn sang bên nha khoa cho các bác sĩ Răng Hàm Mặt. Các bác sĩ nha khoa thì rất giỏi về răng. Nó giống với câu ngạn ngữ “Nếu đầu bạn là cái búa, thì nhìn đâu bạn cũng thấy cái đinh”, triết lý điều trị các vấn đề khớp Thái Dương Hàm bằng cách tái tạo lại khớp cắn phát triển trong một thời gian rất dài, và hiện nay vẫn có nhiều người giữ niềm tin tuyệt đối vào lý thuyết này.
Tuy nhiên sau khi y học dựa trên bằng chứng ra đời, thì hiện nay khoa học xác nhận những nguyên nhân có thể gây ra TMD bao gồm:
– Khớp cắn
– Thói quen cận chức năng ví dụ nghiến răng, cắn móng tay
– Chấn thương
– Tâm lý stress
– Các nguồn đau sâu ví dụ đau ung thư, đau thần kinh trung ương, đau hạch
Các yếu tố có thể đứng độc lập hoặc kết hợp với nhau để khởi phát nên TMD. Vấn đề đặt ra đó là khi nào bệnh khởi phát, khi nào bệnh âm ỉ lại khác nhau giữa người này và người kia. Điều đó gây khó khăn cho các nghiên cứu dịch tễ xác định chính xác yếu tố nguyên nhân.
Chính vì vậy tác giả Okeson cho rằng có một yếu tố nữa phải xem xét đó là “đáp ứng thích nghi của bệnh nhân”. Đáp ứng thích nghi bạn có thể tưởng tượng đơn giản như quan hệ nhân quả giữa cơn lũ và cái đập nước, các yếu tố khởi phát bệnh là cơn lũ, và đập nước chính là yếu tố thích nghi, chống lại bệnh. Thì khi đó xảy ra các tình huống:
– Nếu cơn lũ không đủ lớn con đê vẫn đứng vững, chắc chắn không có biểu hiện bệnh lý gì.
– Nếu lũ trung bình, đê thủng nhỏ nước tràn qua không gây hại. Thì nghĩa là có biểu hiện bệnh lý nhưng dạng nhẹ bù trừ được, chỉ bác sĩ mới khám ra còn bệnh nhân sẽ không biết mình bị bệnh.
– Và tình huống thứ 3 khi cơn lũ lớn gây vỡ đê bệnh lý sẽ biểu hiện rõ nét.
Chính vì đáp ứng thích nghi một số bệnh nhân có tồn tại cùng lúc 2,3 yếu tố nguy cơ nhưng vẫn không có bằng chứng nào của bệnh lý. Cũng chính vì điều này, quyết định điều trị TMD không chỉ tập trung vào yếu tố nguy cơ mà còn phải xem xét đáp ứng thích nghi của bệnh nhân nữa. Từ đó điều trị dự phòng không được khuyến khích trong điều trị bệnh lý Thái Dương Hàm.
Vậy cho nên chúng ta sẽ thống nhất với nhau rằng, theo những hiểu biết hiện nay khớp cắn có thể đóng vai trò trong việc gây ra TMD, nhưng nó cũng chỉ là 1 trong 5 yếu tố có thể gây bệnh, và khả năng thích ứng của bệnh nhân có thể chiến thắng yếu tố nguy cơ nên nhiều khi không biểu hiện ra triệu chứng.
Câu hỏi thứ 2, vai trò của chỉnh nha trong kiểm soát bệnh lý Thái Dương Hàm là gì?
Liệu một kết thúc chỉnh nha tốt có đảm bảo sau này sẽ không bị TMD hay không?
Như phần trên chúng tôi đề cập, tồn tại đến 5 yếu tố có thể gây bệnh lý Thái Dương Hàm, và chỉnh nha thì đương nhiên sẽ tác động vào 2 yếu tố đó là khớp cắn và tâm lý, thậm chí chỉ là yếu tố khớp cắn bởi vì tâm lý kỳ vọng điều trị chỉnh nha coi là placebo effect, nó rất nhỏ trong đại thể các vấn đề tâm lý gây TMD. Vậy chỉnh nha có thể ảnh hưởng đến yếu tố khớp cắn như thế nào?
Sự ăn khớp hàm răng hay khớp cắn ảnh hưởng rất lớn đến vị trí xương hàm dưới và khớp Thái Dương Hàm. Tuy nhiên không phải vị trí ăn khớp nào mà bác sĩ chỉnh nha tái lập cũng là vị trí mà tại đó lồi cầu cũng như hệ cơ khớp ổn định.
Ví dụ: Bác sĩ chỉnh nha tạo lồng múi tối đa lệch sang trái thì xương hàm dưới cũng lệch sang trái và lồi cầu bị dịch chuyển một chút. Tương tự, nếu khớp hàm vị trí hơi ra trước lồi cầu cũng dịch chuyển một đoạn nhỏ ra trước khỏi vị trí ổn định. Tệ hơn nữa là mình chỉnh nha nén hàm dưới ra sau có thể gây nén vùng mô sau đĩa.
Vị trí ổn định lồi cầu thì chỉ có một, đó là vị trí cao nhất, trước nhất, tương ứng sự thẳng của đĩa khớp, lồi cầu và lồi xương Thái Dương. Vị trí này là cố định nha sĩ sẽ phải đi tìm.
Cần nhấn mạnh với các bạn vị trí ổn định nhất của răng là vị trí lồng múi tối đa, nghĩa là vị trí bạn chạm được nhiều răng nhất, còn vị trí ổn định hàm thì lại gọi là vị trí tương quan tâm. Tương quan tâm là cái có sẵn, lồng múi tối đa lại là cái nha sĩ tùy chỉnh thích đưa đi đâu cũng được.
Vấn đề là ở chỗ, vị trí ăn khớp 2 hàm sau chỉnh nha ảnh hưởng đến vị trí lồi cầu trong hõm khớp. Đặt ra vấn đề làm thế nào nha sĩ điều chỉnh 2 vị trí này trùng nhau. Khi trùng được chúng ta sẽ có sự ổn định của cả răng và cả cơ Khớp Thái dương Hàm. Chính vì vậy nha sĩ nên tìm tương quan tâm ngay từ bước lên kế hoạch chỉnh nha và cố gắng lập kế hoạch để vị trí răng kết thúc trùng với vị trí lồi cầu tại tương quan tâm. Tất nhiên điều này còn một số yếu tố mở rộng nữa mà chúng tôi sẽ nói đến ở phần dưới.
Từ đây mà nhiều nhà lâm sàng cho rằng: chỉ cần tạo trùng nhau vị trí ổn định răng và vị trí ổn định khớp, nói cách khác tương quan tâm trùng lồng múi tối đa là có thể dự phòng được các vấn đề TMD, nhưng thực tế ra khớp cắn chỉ là 1 trong 5 yếu tố nguy cơ. Tạo ra sự ăn khớp lý tưởng rồi bệnh nhân vẫn có thể bị TMD trong tương lai. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng bác sĩ chỉnh nha không nên quả quyết với bệnh nhân điều trị chỉnh nha có thể ngăn chặn được TMD, nó chỉ giúp ổn định 1 yếu tố nguyên nhân là khớp cắn mà thôi. Vẫn còn đó các yếu tố nguyên nhân khác như chấn thương, tâm lý stress, thói quen cận chức năng có thể âm thầm gây bệnh trong tương lai mà chúng ta không tiên lượng được.
Câu hỏi thứ 3: Như vậy quá trình chỉnh nha có thể gây ra TMD hay không?
Thực tế thì các nghiên cứu đặc biệt là tổng quan hệ thống không cho thấy nhiều sự liên hệ giữa điều trị chỉnh nha và bệnh lý Thái Dương Hàm. Nếu dựa vào những bằng chứng, chúng ta có thể có cách hiểu chỉnh nha không gây ra TMD. Tuy nhiên thực tế cũng cần xem xét một số yếu tố trong cách thiết kế nghiên cứu.
Điều đầu tiên đó là các nghiên cứu cố gắng thiết lập một trạng thái kết thúc chỉnh nha trùng khớp giữa vị trí ổn định răng và vị trí ổn định khớp. Trường hợp chênh nhau 1-2mm thì cũng coi như không ổn định.
Tuy nhiên, hầu hết người bình thường đều có sự không trùng khớp lý tưởng và sự trượt 1-2mm cũng không liên quan đến bất cứ một triệu chứng TMD nào. Nhưng nếu sai lệch lớn tầm 3-4mm thì lại hoàn toàn khác, nhiều nghiên cứu đã xác minh xuất hiện triệu chứng TMD khi trượt hàm quãng dài như vậy.
Như vậy sự trượt là có yếu tố gây hại tuy nhiên trượt ít bệnh nhân sẽ thích ứng được, và tính thích ứng một lần nữa rất quan trọng đôi khi đánh lạc hướng nghiên cứu. Đo khả năng thích ứng của bệnh nhân là điều vô cùng khó khăn.
Vấn đề thứ 2 cần bàn luận là hầu hết nghiên cứu chỉnh nha ở nước ngoài thực hiện vào độ tuổi tăng trưởng xương. Các bạn ấy chỉnh nha rất sớm. Vì vậy, có thể kết quả chỉnh nha ban đầu không có sự trùng khớp vị trí kết thúc răng và vị trí ổn định lồi cầu, nhưng sau đó lồi cầu, ổ khớp tái cấu trúc lại theo hướng thích nghi tăng trưởng và đạt được vị trí cuối cùng trùng khớp. Sự trùng khớp có thể nằm ngoài dự tính của nha sĩ, đó như yếu tố may mắn nhưng cũng có thể được tính toán dựa vào các thuyết chỉnh nha tăng trưởng. Chính vì vậy tại thời điểm kết thúc chỉnh nha không có sự trùng khớp giữa lồng múi tối đa và tương quan tâm, nhưng khi xương trưởng thành, phát triển kết thúc thì lại có sự trùng khớp.
Chúng ta cũng cần thấy một điểm nữa, tất cả những nghiên cứu chỉnh nha thực hiện ở những trung tâm chỉnh nha chuyên sâu sau đại học. Ở đó các bước và tiêu chuẩn thực hiện chỉnh nha rất tốt, vì vậy vấn đề tác dụng phụ phát sinh là ít gặp. Tuy nhiên các phòng khám chỉnh nha đại trà có thể không đạt được chất lượng điều trị cao như vậy. Những điều trị chỉnh nha chất lượng thấp, bác sĩ chỉnh nha không chuyên sâu có thể gây sai sót khởi phát TMD và điều đó sẽ không bao giờ được ghi nhận trong nghiên cứu. Vì vậy, khuyến cáo chỉnh nha không gây bệnh lý Thái Dương Hàm có thể khiến tỷ lệ người mắc bệnh cao hơn khi tìm đến các đơn vị chỉnh nha không tốt hay bác sĩ lơ là lên kế hoạch kiểm soát khớp cắn tối ưu. Chúng tôi nghĩ rằng việc, trang bị kiến thức để xử lý các vấn đề TMD phát sinh trong quá trình điều trị luôn là cần thiết với mọi bác sĩ chỉnh nha.
Một thắc mắc rất nhiều người quan tâm, trong quá trình điều trị chỉnh nha xuất hiện tiếng kêu khớp thì điều đó có coi là bình thường hay không, vì tiếng kêu khớp là biểu hiện của trật đĩa, nên xử lý thế nào?
Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy tiếng kêu khớp là một dấu hiệu thường gặp trong dân số. Thường ghi nhận ở độ tuổi thanh thiếu niên và sau đó có thể tăng lên ở lứa tuổi 20 – 30. Nghiên cứu cũng cho thấy tiếng kêu khớp không theo kèm các triệu chứng lâm sàng TMD. Lứa tuổi thường xuất hiện tiếng kêu khớp lại là tuổi chỉnh nha phổ biến.
Magnuson trong nghiên cứu của mình cho thấy tiếng kêu khớp có thể đến và đi trong khoảng tuổi 15-20. Và tiếng kêu khớp không liên quan đến sự xuất hiện các triệu chứng bệnh lý đặc biệt là đau.
Việc khám sàng lọc khớp Thái Dương Hàm trước điều trị là điều rất quan trọng, nó sẽ làm giảm nguy cơ cho bác sĩ chỉnh nha. Các bước khám lâm sàng nên bao gồm khai thác tiền sử, đánh giá các triệu chứng hiện tại cũng như nguy cơ trước khi bắt tay vào thực hiện điều trị. Bản kết quả thăm khám có thể cho bệnh nhân xem lại khi xuất hiện tiếng kêu khớp hay bệnh nhân tỏ ra lo lắng trước triệu chứng này.
Khi một bệnh nhân có TMD và đã biểu hiện triệu chứng, đến gặp bác sĩ chỉnh nha thì bác sĩ chỉnh nha nên lên kế hoạch thế nào, điều trị TMD trước, hay điều trị đồng thời cả 2 hoặc như một số trường phái dùng chỉnh nha chữa TMD?
Đương nhiên, bác sĩ sẽ phải điều trị bệnh lý Thái Dương Hàm ổn định rồi mới chỉnh nha. Như chúng tôi có đề cập, trước khi bước vào gắn mắc cài, bác sĩ cần sàng lọc kỹ những vấn đề về TMD, cần thông báo cho bệnh nhân biết vấn đề bệnh nhân đang gặp phải và có thể sẽ có biểu hiện triệu chứng trong thời gian chỉnh nha dai dẳng. Có một điều nữa các bạn nên lưu ý, khi bệnh nhân không có một khớp cắn tốt, với sự trượt hàm 3-4mm thì có nguy cơ biểu hiện triệu chứng TMD trong thời gian chỉnh nha khá cao, việc thông báo sớm là cực kỳ quan trọng. Ngay sau khi bác sĩ giải quyết xong vấn đề về khớp thì có thể yên tâm bước vào niềng răng và cố gắng thiết lập kế hoạch kết thúc tại vị trí ổn định nhất.
Và câu hỏi cuối cùng, bác sĩ chỉnh nha sử dụng những hàm chức năng hay kéo liên hàm bằng chun chuỗi thì có khả năng gây đau cơ khớp Thái Dương Hàm hay không?
Hàm chức năng thường chỉ định cho trường hợp đang tăng trưởng, ít khi thực hiện trên người trưởng thành. Ví dụ như khí cụ Herbst dùng cuối thời kỳ thanh thiếu niên và đầu giai đoạn người lớn. Một nghiên cứu thực hiện theo dõi trong thời gian rất dài lên đến 32 năm sau khi dùng khí cụ Herbst thấy rằng khí cụ gây rất ít các vấn đề khớp Thái Dương Hàm, thời điểm ghi nhận số liệu 6 năm và 32 năm có tỷ lệ mắc bệnh lý khớp Thái Dương Hàm tương ứng với tỷ lệ tự nhiên trong dân số.
Tuy vậy một số khí cụ khác ví dụ khí cụ chống ngày, mở đường thở Aleep Apnea lại có thể gây ra các vấn đề về TMD nếu dùng lâu dài, năm này qua năm khác đặc biệt trên bệnh nhân có các nguy cơ cao. Khí cụ chỉnh nha vì sử dụng trong thời gian ngắn nên rất ít ảnh hưởng.
Về việc sử dụng chun liên hàm, kể cả là thỉnh thoảng bệnh nhân có phàn nàn về các cơn đau thì cũng dễ dàng xử lý bằng cách tháo chun tạm thời và sử dụng các biện pháp ổn định khác. Theo y văn, thì về lâu dài, việc dùng các chun hạng 2 giảm vâu không gây ra các triệu chứng đau đáng kể nào cũng như không ảnh hưởng đến độ há mở miệng. Vì vậy chun liên hàm không bị coi là tác nhân gây TMD.
Vậy câu hỏi đặt ra là chỉnh nha có làm bệnh nhân bị khởi phát bệnh lý Thái Dương Hàm (gọi tắt là TMD) hay không, điều trị chỉnh nha có chữa được bệnh TMD không, nếu bệnh nhân mắc TDM thì có thể thực hiện chỉnh nha ngay hay không, quá trình điều trị xuất hiện triệu chứng bệnh lý thì phải giải quyết thế nào? Trong bài viết này chúng tôi sẽ cùng bạn đi trả lời những câu hỏi đó.
Mối liên quan giữa chỉnh nha và bệnh lý Thái Dương Hàm
Nguyên nhân gây ra bệnh lý khớp Thái Dương Hàm?
Trước đây, phần đa nha sĩ cho rằng bệnh lý Thái Dương Hàm nguyên nhân từ răng mà ra. Bác sĩ đầu tiên phát hiện ra bệnh là 1 bác sĩ Tai Mũi Họng, sau đó việc điều trị chuyển hẳn sang bên nha khoa cho các bác sĩ Răng Hàm Mặt. Các bác sĩ nha khoa thì rất giỏi về răng. Nó giống với câu ngạn ngữ “Nếu đầu bạn là cái búa, thì nhìn đâu bạn cũng thấy cái đinh”, triết lý điều trị các vấn đề khớp Thái Dương Hàm bằng cách tái tạo lại khớp cắn phát triển trong một thời gian rất dài, và hiện nay vẫn có nhiều người giữ niềm tin tuyệt đối vào lý thuyết này.
Tuy nhiên sau khi y học dựa trên bằng chứng ra đời, thì hiện nay khoa học xác nhận những nguyên nhân có thể gây ra TMD bao gồm:
– Khớp cắn
– Thói quen cận chức năng ví dụ nghiến răng, cắn móng tay
– Chấn thương
– Tâm lý stress
– Các nguồn đau sâu ví dụ đau ung thư, đau thần kinh trung ương, đau hạch
Các yếu tố có thể đứng độc lập hoặc kết hợp với nhau để khởi phát nên TMD. Vấn đề đặt ra đó là khi nào bệnh khởi phát, khi nào bệnh âm ỉ lại khác nhau giữa người này và người kia. Điều đó gây khó khăn cho các nghiên cứu dịch tễ xác định chính xác yếu tố nguyên nhân.
Chính vì vậy tác giả Okeson cho rằng có một yếu tố nữa phải xem xét đó là “đáp ứng thích nghi của bệnh nhân”. Đáp ứng thích nghi bạn có thể tưởng tượng đơn giản như quan hệ nhân quả giữa cơn lũ và cái đập nước, các yếu tố khởi phát bệnh là cơn lũ, và đập nước chính là yếu tố thích nghi, chống lại bệnh. Thì khi đó xảy ra các tình huống:
– Nếu cơn lũ không đủ lớn con đê vẫn đứng vững, chắc chắn không có biểu hiện bệnh lý gì.
– Nếu lũ trung bình, đê thủng nhỏ nước tràn qua không gây hại. Thì nghĩa là có biểu hiện bệnh lý nhưng dạng nhẹ bù trừ được, chỉ bác sĩ mới khám ra còn bệnh nhân sẽ không biết mình bị bệnh.
– Và tình huống thứ 3 khi cơn lũ lớn gây vỡ đê bệnh lý sẽ biểu hiện rõ nét.
Chính vì đáp ứng thích nghi một số bệnh nhân có tồn tại cùng lúc 2,3 yếu tố nguy cơ nhưng vẫn không có bằng chứng nào của bệnh lý. Cũng chính vì điều này, quyết định điều trị TMD không chỉ tập trung vào yếu tố nguy cơ mà còn phải xem xét đáp ứng thích nghi của bệnh nhân nữa. Từ đó điều trị dự phòng không được khuyến khích trong điều trị bệnh lý Thái Dương Hàm.
Vậy cho nên chúng ta sẽ thống nhất với nhau rằng, theo những hiểu biết hiện nay khớp cắn có thể đóng vai trò trong việc gây ra TMD, nhưng nó cũng chỉ là 1 trong 5 yếu tố có thể gây bệnh, và khả năng thích ứng của bệnh nhân có thể chiến thắng yếu tố nguy cơ nên nhiều khi không biểu hiện ra triệu chứng.
Câu hỏi thứ 2, vai trò của chỉnh nha trong kiểm soát bệnh lý Thái Dương Hàm là gì?
Liệu một kết thúc chỉnh nha tốt có đảm bảo sau này sẽ không bị TMD hay không?
Như phần trên chúng tôi đề cập, tồn tại đến 5 yếu tố có thể gây bệnh lý Thái Dương Hàm, và chỉnh nha thì đương nhiên sẽ tác động vào 2 yếu tố đó là khớp cắn và tâm lý, thậm chí chỉ là yếu tố khớp cắn bởi vì tâm lý kỳ vọng điều trị chỉnh nha coi là placebo effect, nó rất nhỏ trong đại thể các vấn đề tâm lý gây TMD. Vậy chỉnh nha có thể ảnh hưởng đến yếu tố khớp cắn như thế nào?
Sự ăn khớp hàm răng hay khớp cắn ảnh hưởng rất lớn đến vị trí xương hàm dưới và khớp Thái Dương Hàm. Tuy nhiên không phải vị trí ăn khớp nào mà bác sĩ chỉnh nha tái lập cũng là vị trí mà tại đó lồi cầu cũng như hệ cơ khớp ổn định.
Ví dụ: Bác sĩ chỉnh nha tạo lồng múi tối đa lệch sang trái thì xương hàm dưới cũng lệch sang trái và lồi cầu bị dịch chuyển một chút. Tương tự, nếu khớp hàm vị trí hơi ra trước lồi cầu cũng dịch chuyển một đoạn nhỏ ra trước khỏi vị trí ổn định. Tệ hơn nữa là mình chỉnh nha nén hàm dưới ra sau có thể gây nén vùng mô sau đĩa.
Vị trí ổn định lồi cầu thì chỉ có một, đó là vị trí cao nhất, trước nhất, tương ứng sự thẳng của đĩa khớp, lồi cầu và lồi xương Thái Dương. Vị trí này là cố định nha sĩ sẽ phải đi tìm.
Cần nhấn mạnh với các bạn vị trí ổn định nhất của răng là vị trí lồng múi tối đa, nghĩa là vị trí bạn chạm được nhiều răng nhất, còn vị trí ổn định hàm thì lại gọi là vị trí tương quan tâm. Tương quan tâm là cái có sẵn, lồng múi tối đa lại là cái nha sĩ tùy chỉnh thích đưa đi đâu cũng được.
Vấn đề là ở chỗ, vị trí ăn khớp 2 hàm sau chỉnh nha ảnh hưởng đến vị trí lồi cầu trong hõm khớp. Đặt ra vấn đề làm thế nào nha sĩ điều chỉnh 2 vị trí này trùng nhau. Khi trùng được chúng ta sẽ có sự ổn định của cả răng và cả cơ Khớp Thái dương Hàm. Chính vì vậy nha sĩ nên tìm tương quan tâm ngay từ bước lên kế hoạch chỉnh nha và cố gắng lập kế hoạch để vị trí răng kết thúc trùng với vị trí lồi cầu tại tương quan tâm. Tất nhiên điều này còn một số yếu tố mở rộng nữa mà chúng tôi sẽ nói đến ở phần dưới.
Từ đây mà nhiều nhà lâm sàng cho rằng: chỉ cần tạo trùng nhau vị trí ổn định răng và vị trí ổn định khớp, nói cách khác tương quan tâm trùng lồng múi tối đa là có thể dự phòng được các vấn đề TMD, nhưng thực tế ra khớp cắn chỉ là 1 trong 5 yếu tố nguy cơ. Tạo ra sự ăn khớp lý tưởng rồi bệnh nhân vẫn có thể bị TMD trong tương lai. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng bác sĩ chỉnh nha không nên quả quyết với bệnh nhân điều trị chỉnh nha có thể ngăn chặn được TMD, nó chỉ giúp ổn định 1 yếu tố nguyên nhân là khớp cắn mà thôi. Vẫn còn đó các yếu tố nguyên nhân khác như chấn thương, tâm lý stress, thói quen cận chức năng có thể âm thầm gây bệnh trong tương lai mà chúng ta không tiên lượng được.
Câu hỏi thứ 3: Như vậy quá trình chỉnh nha có thể gây ra TMD hay không?
Thực tế thì các nghiên cứu đặc biệt là tổng quan hệ thống không cho thấy nhiều sự liên hệ giữa điều trị chỉnh nha và bệnh lý Thái Dương Hàm. Nếu dựa vào những bằng chứng, chúng ta có thể có cách hiểu chỉnh nha không gây ra TMD. Tuy nhiên thực tế cũng cần xem xét một số yếu tố trong cách thiết kế nghiên cứu.
Điều đầu tiên đó là các nghiên cứu cố gắng thiết lập một trạng thái kết thúc chỉnh nha trùng khớp giữa vị trí ổn định răng và vị trí ổn định khớp. Trường hợp chênh nhau 1-2mm thì cũng coi như không ổn định.
Tuy nhiên, hầu hết người bình thường đều có sự không trùng khớp lý tưởng và sự trượt 1-2mm cũng không liên quan đến bất cứ một triệu chứng TMD nào. Nhưng nếu sai lệch lớn tầm 3-4mm thì lại hoàn toàn khác, nhiều nghiên cứu đã xác minh xuất hiện triệu chứng TMD khi trượt hàm quãng dài như vậy.
Như vậy sự trượt là có yếu tố gây hại tuy nhiên trượt ít bệnh nhân sẽ thích ứng được, và tính thích ứng một lần nữa rất quan trọng đôi khi đánh lạc hướng nghiên cứu. Đo khả năng thích ứng của bệnh nhân là điều vô cùng khó khăn.
Vấn đề thứ 2 cần bàn luận là hầu hết nghiên cứu chỉnh nha ở nước ngoài thực hiện vào độ tuổi tăng trưởng xương. Các bạn ấy chỉnh nha rất sớm. Vì vậy, có thể kết quả chỉnh nha ban đầu không có sự trùng khớp vị trí kết thúc răng và vị trí ổn định lồi cầu, nhưng sau đó lồi cầu, ổ khớp tái cấu trúc lại theo hướng thích nghi tăng trưởng và đạt được vị trí cuối cùng trùng khớp. Sự trùng khớp có thể nằm ngoài dự tính của nha sĩ, đó như yếu tố may mắn nhưng cũng có thể được tính toán dựa vào các thuyết chỉnh nha tăng trưởng. Chính vì vậy tại thời điểm kết thúc chỉnh nha không có sự trùng khớp giữa lồng múi tối đa và tương quan tâm, nhưng khi xương trưởng thành, phát triển kết thúc thì lại có sự trùng khớp.
Chúng ta cũng cần thấy một điểm nữa, tất cả những nghiên cứu chỉnh nha thực hiện ở những trung tâm chỉnh nha chuyên sâu sau đại học. Ở đó các bước và tiêu chuẩn thực hiện chỉnh nha rất tốt, vì vậy vấn đề tác dụng phụ phát sinh là ít gặp. Tuy nhiên các phòng khám chỉnh nha đại trà có thể không đạt được chất lượng điều trị cao như vậy. Những điều trị chỉnh nha chất lượng thấp, bác sĩ chỉnh nha không chuyên sâu có thể gây sai sót khởi phát TMD và điều đó sẽ không bao giờ được ghi nhận trong nghiên cứu. Vì vậy, khuyến cáo chỉnh nha không gây bệnh lý Thái Dương Hàm có thể khiến tỷ lệ người mắc bệnh cao hơn khi tìm đến các đơn vị chỉnh nha không tốt hay bác sĩ lơ là lên kế hoạch kiểm soát khớp cắn tối ưu. Chúng tôi nghĩ rằng việc, trang bị kiến thức để xử lý các vấn đề TMD phát sinh trong quá trình điều trị luôn là cần thiết với mọi bác sĩ chỉnh nha.
Một thắc mắc rất nhiều người quan tâm, trong quá trình điều trị chỉnh nha xuất hiện tiếng kêu khớp thì điều đó có coi là bình thường hay không, vì tiếng kêu khớp là biểu hiện của trật đĩa, nên xử lý thế nào?
Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy tiếng kêu khớp là một dấu hiệu thường gặp trong dân số. Thường ghi nhận ở độ tuổi thanh thiếu niên và sau đó có thể tăng lên ở lứa tuổi 20 – 30. Nghiên cứu cũng cho thấy tiếng kêu khớp không theo kèm các triệu chứng lâm sàng TMD. Lứa tuổi thường xuất hiện tiếng kêu khớp lại là tuổi chỉnh nha phổ biến.
Magnuson trong nghiên cứu của mình cho thấy tiếng kêu khớp có thể đến và đi trong khoảng tuổi 15-20. Và tiếng kêu khớp không liên quan đến sự xuất hiện các triệu chứng bệnh lý đặc biệt là đau.
Việc khám sàng lọc khớp Thái Dương Hàm trước điều trị là điều rất quan trọng, nó sẽ làm giảm nguy cơ cho bác sĩ chỉnh nha. Các bước khám lâm sàng nên bao gồm khai thác tiền sử, đánh giá các triệu chứng hiện tại cũng như nguy cơ trước khi bắt tay vào thực hiện điều trị. Bản kết quả thăm khám có thể cho bệnh nhân xem lại khi xuất hiện tiếng kêu khớp hay bệnh nhân tỏ ra lo lắng trước triệu chứng này.
Khi một bệnh nhân có TMD và đã biểu hiện triệu chứng, đến gặp bác sĩ chỉnh nha thì bác sĩ chỉnh nha nên lên kế hoạch thế nào, điều trị TMD trước, hay điều trị đồng thời cả 2 hoặc như một số trường phái dùng chỉnh nha chữa TMD?
Đương nhiên, bác sĩ sẽ phải điều trị bệnh lý Thái Dương Hàm ổn định rồi mới chỉnh nha. Như chúng tôi có đề cập, trước khi bước vào gắn mắc cài, bác sĩ cần sàng lọc kỹ những vấn đề về TMD, cần thông báo cho bệnh nhân biết vấn đề bệnh nhân đang gặp phải và có thể sẽ có biểu hiện triệu chứng trong thời gian chỉnh nha dai dẳng. Có một điều nữa các bạn nên lưu ý, khi bệnh nhân không có một khớp cắn tốt, với sự trượt hàm 3-4mm thì có nguy cơ biểu hiện triệu chứng TMD trong thời gian chỉnh nha khá cao, việc thông báo sớm là cực kỳ quan trọng. Ngay sau khi bác sĩ giải quyết xong vấn đề về khớp thì có thể yên tâm bước vào niềng răng và cố gắng thiết lập kế hoạch kết thúc tại vị trí ổn định nhất.
Và câu hỏi cuối cùng, bác sĩ chỉnh nha sử dụng những hàm chức năng hay kéo liên hàm bằng chun chuỗi thì có khả năng gây đau cơ khớp Thái Dương Hàm hay không?
Hàm chức năng thường chỉ định cho trường hợp đang tăng trưởng, ít khi thực hiện trên người trưởng thành. Ví dụ như khí cụ Herbst dùng cuối thời kỳ thanh thiếu niên và đầu giai đoạn người lớn. Một nghiên cứu thực hiện theo dõi trong thời gian rất dài lên đến 32 năm sau khi dùng khí cụ Herbst thấy rằng khí cụ gây rất ít các vấn đề khớp Thái Dương Hàm, thời điểm ghi nhận số liệu 6 năm và 32 năm có tỷ lệ mắc bệnh lý khớp Thái Dương Hàm tương ứng với tỷ lệ tự nhiên trong dân số.
Tuy vậy một số khí cụ khác ví dụ khí cụ chống ngày, mở đường thở Aleep Apnea lại có thể gây ra các vấn đề về TMD nếu dùng lâu dài, năm này qua năm khác đặc biệt trên bệnh nhân có các nguy cơ cao. Khí cụ chỉnh nha vì sử dụng trong thời gian ngắn nên rất ít ảnh hưởng.
Về việc sử dụng chun liên hàm, kể cả là thỉnh thoảng bệnh nhân có phàn nàn về các cơn đau thì cũng dễ dàng xử lý bằng cách tháo chun tạm thời và sử dụng các biện pháp ổn định khác. Theo y văn, thì về lâu dài, việc dùng các chun hạng 2 giảm vâu không gây ra các triệu chứng đau đáng kể nào cũng như không ảnh hưởng đến độ há mở miệng. Vì vậy chun liên hàm không bị coi là tác nhân gây TMD.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết