Minh Đức Dental Clinic
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ứng dụng của thuyết ngũ hành trong y học cổ truyền

Go down

Ứng dụng của thuyết ngũ hành trong y học cổ truyền Empty Ứng dụng của thuyết ngũ hành trong y học cổ truyền

Bài gửi by Admin Wed Aug 10, 2022 3:08 pm

Trong y học cổ truyền, học thuyết ngũ hành được ứng dụng rộng rãi và được xem như kim chỉ nam cho hoạt động chẩn đoán, điều trị bệnh. Các ứng dụng của thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc trong y học cổ truyền có thể kể đến như:

Ứng dụng của thuyết ngũ hành trong y học cổ truyền Thuyet-ngu-hanh-4-compressed

Trong quan hệ sinh lý của tạng phủ
Theo lý thuyết ngũ hành về quy luật tương sinh, mối quan hệ sinh lý tạng phủ được lý giải cụ thể như sau:

Can mộc sinh tâm hỏa: Công năng chính của can là tàng huyết bình thường để tâm phát huy khả năng chủ huyết mạch.
Tâm hỏa sinh tỳ thổ: Khi chức năng chính của tâm là huyết mạch hoạt động bình thường sẽ giúp tỳ sinh huyết, thống huyết, vận hóa tốt hơn.
Còn theo quy luật tương khắc, mối quan hệ của phủ tạng như sau:

Thận thủy khắc tâm hỏa: Thận thủy sẽ ức chế tâm hỏa cang thịnh
Phế kim khắc can mộc: Phế khí thanh túc sẽ ức chế can dương thượng cang.
Về diễn biến của bệnh lý
Trong y học cổ truyền, thầy thuốc sẽ dựa vào vị trí của ngũ hành để tìm ra nơi phát sinh bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Theo đó sự phát sinh ra một chứng bệnh nào đó ở vị trí tạng phủ bất kỳ có thể xảy ra ở 5 vị trí khác nhau như:

Chính tả: Do chính bản thân tạng phủ ấy vốn dĩ có bệnh.
Hư tà: Do trước đó nó đã bị lây bệnh, còn được gọi là từ mẹ truyền sang con.
Thực tả: Do tạng sau nó gây bệnh cho tạng đó, đây gọi là từ con truyền sang mẹ.
Vi tà: Do tạng khắc tạng đó không thể khắc được mà gây ra bệnh (tương thừa).
Tặc tà: Do tạng đó không thể khắc tạng khác và sinh ra bệnh (tương vũ).

Ví dụ như: Mất ngủ là một chứng bệnh phổ biến và có thể xảy ra ở những vị trí khác nhau như:

Chính tà: Bản thân tạng tâm gây ra chứng mất ngủ, ví dụ như máu thiếu không thể nuôi dưỡng tâm thần. Đề chữa dứt điểm bệnh lsy này cần bổ huyết an thần.
Hư tà: Do tạng can gây nên bệnh cho tâm. Cụ thể như cao huyết áp gây nên chứng mất ngủ. Để điều trị cần kiện tỳ an thần.
Vi tà: Do thận thư không thể khắc chế được tâm hỏa và sinh ra mất ngủ. Muốn điều trị cần phải bổ âm an thần.
Tặc tà: Do phế âm bị hư ảnh hưởng đến tâm huyết và sinh bệnh mất ngủ. Điều trị hiệu quả là bổ phế an thần.
Trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý
Trong y học cổ truyền căn cứ vào triệu chứng của bệnh để tìm vị trí tạng phủ liên quan. Việc chẩn đoán, điều trị bệnh cũng dựa vào những quy luật học thuyết âm dương để diễn giải.

Chẩn đoán

Thầy thuốc sẽ dựa vào mắc sắc, vị và mạch đập để chẩn đoán tạng bệnh. Ví dụ như người bệnh có sắc mặt xanh, nhợt nhạt, thèm chua, mạch huyền có thể là can bệnh. Nếu người bệnh có sắc mặt đỏ, miệng đắng, mạch hồng thì có thể là do tâm hỏa khang thịnh.

Ngoài ra, học thuyết ngũ hành cũng được ứng dụng trong việc suy đoán chuyển biến của bệnh.

Ví dụ dựa trên ngũ sắc: Sắc vàng là chứng bệnh thuộc tỳ, sắc trắng bệnh thuộc phế, sắc đen có thể là do bệnh thuộc thận, sắc xanh bệnh sẽ thuộc can, hay sắc đỏ bệnh thuộc tâm.
Dựa trên ngũ chí: Bệnh nhân hay cáu gắt có thể bệnh ở can, nói cười huyên thuyên bệnh thuộc tâm, sợ hãi bệnh ở thận, buồn chán bệnh ở phế, lo nghĩ quá nhiều bệnh thuộc tỳ.
Dựa vào ngũ khiến và ngũ thể: Nếu bạn bị tay chân run, co quắp bệnh ở can, thường xuyên chảy máu cam, viêm mũi dị ứng bệnh ở phế vị, mạch nhỏ và hư bệnh ở tâm, chậm nói, chậm đi, lâu mọc răng bệnh ở thận.

Điều trị

Sau khi đã xác định được vị trí bệnh ở tạng nào, thầy thuốc sẽ tiếp tục căn cứ vào thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc để điều trị và khống chế bệnh, ngăn biến chứng nguy hiểm. Thế nhưng việc lựa chọn phương pháp điều trị cũng là nỗi lo của nhiều người. Theo đó, có thể dựa vào quy luật tương sinh, tương khắc để điều trị bệnh. Cụ thể:

Dựa vào lý thuyết ngũ hành tương sinh: Hư thì bổ mẹ, lúc này không nên trực tiếp điều trị can mà cân bổ thận thủy để sinh ra can mộc. Thực thì tả con, điều trị theo phương pháp dùng tả tâm hỏa để tả can hỏa.
Theo quy luật tương khắc: Khi tương khắc thái quá và phù nhược do tương kawcs bất cấp sẽ dùng ức cường
Sử dụng thuốc

Trong Đông y, căn cứ vào màu sắc và vị để kê đơn thuốc phù hợp với thể trạng của bệnh. Cụ thể:

Những thuốc màu xanh và vị chua thường tác động vào can
Thuốc có màu đỏ và vị đắng sẽ tác động vào tâm
Thuốc màu vàng dùng để tác động vào tỳ
Thuốc màu đen, vị mặn sẽ tác động vào thận

Không những vậy, người ta còn ứng dụng ngũ vị để bào chế làm vị thuốc nhằm thay đổi tính năng và tác dụng của chúng khi đi vào tạng phủ chữa bệnh. Ví dụ như sao với giấm những vị thuốc đi vào can, sao với muối những loại thuốc vào thận, sao với đường những thuốc đi vào tỳ, hay sao với gừng những thuốc đi vào phế,…

Về châm cứu

Bên cạnh chẩn đoán, dùng thuốc, người ta còn ứng dụng thuyết ngũ hành vào phương pháp châm cứu. Theo đó, người ta tìm ra một loại huyệt ngũ du. Tuy nhiên tùy thuộc vào kinh âm hay kinh dương của mỗi loại huyệt ứng với một lành; trong một đường kinh mối quan hệ giữa các huyệt là tương sinh hay tương khắc mà tay thuốc quyết định phương pháp trị bệnh.

Tên của các huyệt ngũ du này được đặt theo ý nghĩa của kinh khi đi vào đường kinh giống như một dòng nước chảy:

Huyệt hợp: Chỉ nơi kinh khí đi vào cơ thể
Huyệt kinh: Là nơi kinh khí đi qua
Huyệt du: Đây là nơi kinh khí tồn lại
Huyệt huỳnh: Nơi mà kinh khí chảy xiết
Huyệt tỉnh: Nơi mà kinh khi đi ra
Việc nghiên cứu và ứng dụng thuyết ngũ hành vào y học còn cần đến sự kết hợp của thuyết âm dương. Bởi dựa vào những lý luận của học thuyết âm dương mà y học cổ truyền mới chỉ ra được chính xác mối quan hệ của tạng phủ. Từ đó có kết luận chính xác trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

Học thuyết ngũ hành thuộc phạm trù lý luận biện chứng trong triết học cổ đại. Với những quy luật, sự phân chia rõ ràng về thuộc tính, lý thuyết ngũ hành đang ngày càng đi sâu vào y học cổ truyền và trở thành bộ phận quan trọng không thể thiếu trong điều trị bệnh lý.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 680
Join date : 19/07/2022
Age : 36

https://minhducdental.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết