Minh Đức Dental Clinic
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hệ số nhai là gì?

Go down

Hệ số nhai là gì? Empty Hệ số nhai là gì?

Bài gửi by Admin Tue May 09, 2023 4:02 pm

Hệ số nhai hay gọi là sức nhai của răng được dùng để đánh giá sức khỏe răng miệng của một người, người ta tính hệ số răng bằng việc phân chia hệ số cho từng răng trên cung hàm rồi tính được tổng hệ số nhai của người bình thường, sau đó dựa vào sự mất răng của từng người để tính ra được hệ số răng cụ thể của người đó.

Đối với người trưởng thành để dễ phân biệt cách đọc răng thì cung hàm được chia thành 4 phần bằng nhau là đánh số theo thứ tự theo chiều kim đồng hồ là từ 1 đến 4. Ranh giới được giới hạn với trục nằm ngang thì trùng với phần giữa của hai hàm trên dưới, trục thẳng đứng chạy qua kẽ răng cửa hàm trên và dưới.

Hệ số răng cửa được tính như sau:

Răng cửa giữa hàm trên tương ứng với răng số 11 và 21 hệ số 2, còn răng cửa giữa hàm dưới tương ứng răng 31 và 41 hệ số 1.
Răng cửa bên hàm trên hệ số tương ứng số 12 và 22 hệ số 1, hàm dưới tương ứng răng số 32 và 42 hệ số 2.
Răng nanh gồm các răng 13, 23, 33, 43 là hệ số 4
Răng tiền hàm (hay gọi răng cối nhỏ) tương ứng với các răng 14, 24, 34, 44 hệ số 3
Răng tiền hàm thứ 2 tương ứng các răng 15, 25, 35, 45 hệ số 3
Răng hàm thứ nhất tương ứng các răng 16, 26, 36, 46 là hệ số 5
Răng hàm thứ 2 tương ứng các răng 17, 27, 37, 47 hệ số 5
Răng khôn tương ứng các răng 18, 28, 38, 48 hệ số 2

Hệ số nhai là gì? 20210515_153239_698585_he-so-nhai.max-1800x1800

Tổng cộng là 25 tương ứng với 1⁄4 của hàm, do đó sức nhai toàn bộ hàm của người bình thường là 25x4=100.

Như vậy, để tính được hệ số nhai của một người nào đó thì cần xác định người đó mất bao nhiêu cái răng và mất răng nào, nếu như mất một răng thì răng tương tự của hàm đối diện cũng không được tính sức nhai, bởi vì hai răng cần va chạm với nhau thì mới có thể ăn được, mất một răng thì răng tương ứng cũng mất tác dụng do đó hệ số nhai cũng mất gấp đôi. Tuy nhiên cần chú ý trong trường hợp mất răng cửa, bởi vì hệ số của răng cửa hàm dưới và hàm trên không tương ứng với nhau, nên cần trừ theo đúng hệ số nhai của răng mất tương ứng.

Ví dụ cụ thể:

Một người bị mất răng 36 là răng cối hàm dưới bên trái có hệ số nhai là 5, sức nhai của bệnh nhân không phải chỉ mất 5% mà phải tính là mất 10%, vì răng số 26 tương ứng cũng bị mất tác dụng. Như vậy bệnh nhân bị mất sức nhai 10% còn hệ số nhai được tính là 90%.
Trường hợp bệnh nhân bị mất 2 răng là răng số 36 và răng 17. Răng 36 là răng cối hàm dưới bên trái có hệ số nhai 5, mất sức nhai 5%x2= 10%, răng 17 là răng hàm thứ 2 trên bên phải có hệ số nhai là 5 và răng 47 tương ứng ở hàm dưới cũng mất chức năng sẽ mất tổng là 10% sức nhai. Tổng cộng bệnh nhân mất hai răng 36 và 17 sẽ mất tổng 20% sức nhai và hệ số nhai được tính là 80%.
Trường hợp bệnh nhân bị mất răng 11 tương ứng răng cửa giữa hàm trên bên phải có hệ số nhai là 2, thì tương ứng răng 41 là răng cửa giữa hàm dưới bên phải cũng mất chức năng răng này có hệ số nhai là 1. Như vậy bệnh nhân này sẽ mất 3% sức nhai, hệ số nhai còn lại là 97%.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 680
Join date : 19/07/2022
Age : 36

https://minhducdental.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết